Bệnh nám da là gì ?

Posted by Onvaon.com  |  at  05:36

Bệnh nám da là một bệnh da phổ biến và khó chữa. Phần lớn gặp ở phái nữ. Nám da thường xuất hiện trên hai má, sống mũi, trán, cằm với những đốm nâu từ nâu nhạt đến nâu sẫm.



Có thể do nguyên nhân đơn giản và phòng ngừa được như  sử dụng mỹ phẩm bừa bãi, dùng một số thuốc gây nhạy cảm ánh sáng… Nhưng cũng có những nguyên nhân mà để tìm kiếm ra nó và việc khắc phục rất nhiêu khê như do yếu tố nội tiết, căng thẳng thần kinh, do yếu tố chủng tộc, sự lão hóa da…

Nếu da đã nám, bạn giới hạn tối đa việc ra nắng, đặc biệt vào thời điểm có cường độ tia cực tím cao (10g-15g).Trường hợp bắt buộc ra nắng, nhớ che kín mặt bằng khăn, mũ rộng vành hoặc thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên. Để đạt kết quả tốt, thoa kem ít nhất 30 phút trước khi ra nắng và thoa lại sau khi đổ mồ hôi, xuống nước… Việc chống nắng tích cực có thể giúp bạn giới hạn sự phát triển bệnh, làm nhạt màu vết nám trong một số trường hợp và ngăn ngừa tái phát sau khi việc điều trị nám đã mang lại kết quả khả quan.

Để làm nhạt, làm mờ vết nám có nhiều biện pháp như dùng hóa chất thoa, uống, chiếu laser, lột da mặt… nhưng phải đến bác sĩ chuyên khoa da để được tham vấn cụ thể cho từng trường hợp, từng làn da. Cho dù với phương pháp nào, kết quả chỉ có thể nhận biết được sau nhiều tuần, nhiều tháng, vì vậy bạn phải kiên trì trong chữa trị. Massage thư giãn, làm mặt nạ với nước cốt trái thơm (dứa) mỗi tuần một lần, chất acid bromalic trong trái thơm sẽ lột nhẹ lớp da chết bên ngoài, làm da tươi nhuận hơn. Nhưng lưu ý người có làn da nhạy cảm hoặc da đang lột sẵn do thuốc điều trị mụn, nám thì không nên làm hoặc chỉ làm cách hai tuần/lần và chỉ để nước cốt thơm không quá 5 phút trên da.

Thận trọng trước những sản phẩm làm trắng nhanh. Không tự lột da, không tự điều trị theo mách bảo của người này chỗ nọ, không dùng các thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần hoặc các loại kem pha chế. Chế độ ăn cho người bị nám: không kiêng gì cả.


Bổ sung thực phẩm cung cấp các chất chống lại gốc tự do như: vitamine C (có trong rau ngót, cần tây, rau đay, súp lơ, cà chua, su hào, mồng tơi, rau muống…; có nhiều trong một số loại quả chín như bưởi, xoài, nhãn, đu đủ, cam, chanh, quít…), vitamine E (có nhiều trong đậu xanh, xà lách, đậu phộng, bắp, lúa mì, cà rốt…), beta carotene (có nhiều trong gấc, cà rốt…), selenium (có nhiều trong cá biển, lòng đỏ trứng gà, dầu ôliu, gan động vật…).

1 nhận xét:

Mua hàng giảm giá

Bài đăng phổ biến

Thống kê

back to top